Nguyên nhân chó béo phì và cách phòng ngừa
Chó béo phì là một vấn đề sức khỏe thực sự nghiêm trọng. Nhưng hầu hết người nuôi chó lại không ý thức được điều này. Đa số thường nghĩ cho chó mèo ăn thỏa thích chúng là cách để thể hiện tình yêu cho cún cưng. Tuy nhiên đây chính là một trong nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Có thể làm giảm tuổi thọ của chó.
Khi trọng lượng vượt quá 10-15% tiêu chuẩn được coi là chó béo phì. Ở những nước phát triển, chứng béo phì là chứng bệnh dinh dưỡng phổ biến ở chó mèo. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng cao. Ở Việt Nam, lượng người nuôi thú cưng không ngừng gia tăng. Chứng bệnh béo phì của thú cưng cũng dần rõ ràng hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn với bài viết dưới đây nhé.
Tại sao chó mèo bị bệnh béo phì?
Béo phì là tình trạng có quá nhiều mỡ thừa được tích lũy trong cơ thể. Thường xảy ra ở những chú chó và mèo được cho ăn quá nhiều và ít vận động. Bệnh phổ biến ở những chú chó trưởng thành, tầm tuổi giữa khoảng 5 – 10 tuổi. Chó đã bị triệt sản hoặc được nuôi trong nhà cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.
Chó béo phì ảnh hưởng đến mọi phần của cơ thể, bao gồm cả xương, khớp, bộ máy tiêu hóa và các tế bào hô hấp. Các bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán và đưa ra những giải pháp về sức khỏe cũng như mức độ béo phì của những chú chó.
Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở chó
Có nhiều nguyên nhân khiến chó béo phì. Thường thấy nhất là do sự bất hợp lí giữa năng lượng chúng nạp vào và năng lượng sử dụng hàng ngày – ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần. Bệnh béo phì cũng phổ biến ở những chú chó trưởng thành. Do ở lứa tuổi này, khả năng hoạt động của chúng dần trở nên kém hơn.
Chế độ dinh dưỡng thức ăn cho chó không lành mạnh, chứa quá nhiều Carbohydrates hay thường xuyên được thưởng thêm đồ ăn cũng dẫn đến bệnh béo phì ở chó. Một số nguyên nhân khác gây bệnh:
- Tình trạng Hypothyroidism: Là sự suy giảm hoạt động ở tuyến giáp.
- Insulinoma: U tuyến tụy nội tiết.
- Hyperadrenocorticism: rối loạn dư thừa nội tiết, và do hậu triệt sản.
Các triệu chứng cho thấy chó bị béo phì
Để đánh giá chó béo phì hay không, có thể dùng cách đơn giản nhất. Khi dùng tay chạm vào xương sườn, nếu không có cảm giác tầng lớp, cho thấy đã bị béo phì. Chó mèo bị chứng béo phì còn có những đặc điểm sinh lý khác: khi nhìn chúng từ trên xuống hoặc khi chúng lắc trái phải, phần bụng sẽ nhô ra; hai bên bụng và xương sườn sẽ có diện tích mỡ rộng. Lúc đi đường lắc trái phải, không có bước đi bình thường… nghĩa là chó của bạn đã bị thừa cân.
Điều này không có ý ám chỉ gì cả về cách chăm sóc chó của chủ nuôi. Mà chỉ đưa ra lời khuyên: béo phì không tốt chút nào cho sức khoẻ những chú chó.
Cách đơn giản nhất để nhận biết chó béo phì là vuốt dọc xuống phần bụng của chúng. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy phần xương sườn. Cảm giác chạm vào mỗi chiếc xương hơi giống với lúc bạn rà tay lên ván giặt. Tương tự như vậy, vuốt dọc phần giữa lưng chó và bạn sẽ lần ra chỗ xương sống.
Nhưng có những chú chó không hề ăn nhiều, tại sao vẫn bị thừa cân? Vấn đề là do sự chênh lệch giữa năng lượng “nạp vào” và năng lượng bị tiêu thụ. Nếu chó của bạn ăn nhiều mà không được vận động thường xuyên, chúng sẽ tăng cân. Một số chú chó mắc một số bệnh lí khiến chúng bị thừa cân:
- Tăng cân nhanh.
- Tích lũy mỡ thừa ở một hay một số bộ phận cơ thể.
- Không có khả năng hoặc lười vận động.
- Các chỉ số cơ thể trên mức bình thường.
Bệnh béo phì được chẩn đoán bằng cách đo trọng lượng hay tính toán các chỉ số thể trạng của cún. Các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra bằng cách nắn xương, ngang lưng, đuôi và đầu. Sau đó so sánh các chỉ số trên với chỉ số tiêu chuẩn cho giống chó của bạn. Chỉ số của những chú chó béo phì sẽ vượt trên tiêu chuẩn khoảng 10 đến 15%.
Những rủi ro khi chó mèo bị béo phì
- Rối loạn vận động xương và khớp: Trên 24% chó mèo bị béo phì có; những chứng bệnh tổng hợp về xương khớp nghiêm trọng, bao gồm viêm khớp, cột số;ng thoát vị đĩa đệm và rối loạn thần kinh. Ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm ở vật nuôi do béo phì tạo nên ngày càng nhiều. Loại bệnh này rất khó điều trị và thường xuyên tái phát.
- Khó thở: Khi vận động càng rõ ràng hơn. Đây là do lớp mỡ dư thừa tạo thành khiến lớp ngăn ở ngực dày lên, không khí cần thiết gia tăng. Tác giả từng thấy một chú chó béo phì và thiếu oxy sau khi tập thể dục, lưỡi tím tái, nhìn rất đáng thương.
- Gánh nặng lên tim nên dẫn đến bệnh tim sung huyết: Khi chết lâm sàng, giải phẫu động vật có thể xác minh rõ ràng điều này.
- Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh túi mật: Tác giả từng chẩn đoán ;và điều trị béo phì cho một chú chó. Sau khi chết đột ngột khám được nghiệm; tử thi thì phát hiện gan nhiễm mỡ rất nghiêm trọng dẫn đến vỡ gan.
- Khả năng sinh sản giảm: Điều này biểu hiện rõ ràng trong nhân giống thuần chủng. Quá nhiều dinh dưỡng nhưng không tập thể dục, dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể. Khiến khả năng thụ thai của chó cái giảm đáng kể.
- Tỷ lệ khó đẻ tăng cao: Chó mèo bị béo phì ngay cả khi đã mang thai cũng có thể khó đẻ. Từ thống kê của bệnh viện, tỷ lệ khó đẻ của chó bị béo phì trên 80%; thú cưng béo phì khiến trong lúc phẫu thuật, bác sĩ thú y khó nắm bắt được liều lượng thuốc gây mê; do lớp mỡ dưới da quá nhiều, sau khi phẫu thuật vết thương lành sẽ khá chậm.
- Bệnh nội tiết: Chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
- Dễ mắc bệnh về da: Đối với bác sĩ thú y lâm sàng, bệnh về da là bệnh thường gặp mà đau đầu nhất.
- Khó chẩn đoán lâm sàng: Ví dụ như nghe bệnh, từ đó ảnh hưởng đến chẩn đoán về bệnh thậm chí dẫn đến sai lầm trong cách chữa trị.
Bạn xem, chó béo phì sẽ gặp rất nhiều rủi ro lớn. Là một bác sĩ thú y, tôi nhắc nhở bạn nên giảm cân cho thú cưng vì sức khỏe của chúng.
Điều trị cho chó bị béo phì ra sao
Để điều trị bệnh chó béo phì, chúng ta cần đảm bảo cho cún duy trì giảm cân lâu dài, bằng cách giảm mức năng lượng cún nạp vào hàng ngày, đồng thời tăng tần suất vận động của chúng.
Chế độ dinh dưỡng được khuyên dùng chứa nhiều đạm và chất xơ nhưng ít chất béo. Vì chất đạm có khả năng kích thích quá trình trao đổi và tiêu thụ năng lượng trong cơ thể. Đồng thời tạo ra cảm giác no. Tránh cho cún nhanh cảm thấy đói ngay sau khi vừa ăn. Chất xơ chứa rất ít năng lượng, thúc đẩy sự hoạt động của đường ruột và sử dụng năng lượng.
Một yếu tố khác cần có để điều trị chó béo phì thành công là tăng tần suất hoạt động thể chất cho cún. Bạn nên cho chúng đi dạo 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 15 phút, và cùng cún chơi các trò chơi vận động như ném bắt. Bạn có thể sắm thêm đĩa bay cho chó để giúp chúng vận động nhiều hơn.
Chế độ ăn kiêng hiệu quả cho chó béo phì
Béo phì có thể dẫn đến rất nhiều bệnh. Chế độ ăn uống của chó bị béo phì cần được lưu ý nhiều. Nên lựa chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ, lượng calo thấp. Một vài thức ăn như ngũ cốc và rau quả cũng thích hợp với chó ở tình trạng này. Nhưng khi chế biến phải thêm vào một vài thứ để làm thức ăn có mùi thơm. Ví dụ thêm một ít thịt, nếu không dù làm thế nào chó con cũng sẽ không ăn.
Liệu pháp đơn giản nhất là cho chó ăn ít lại và vận động nhiều hơn. Khi giảm lượng thức ăn, hãy tăng thêm chất xơ vào khẩu phần ăn. Ví dụ như rau củ đã nấu chín hoặc cám chưa qua chế biến để chó no bụng hơn, không quấy chủ.
Hãy chú ý đến thông tin ghi trên túi thức ăn cho chó để xem số lượng thức ăn vừa đủ. Ví dụ như cho ăn tuỳ vào “mức trọng lượng” của chó. Tuy nhiên, hãy chú ý cẩn thận, hầu hết những hướng dẫn này chỉ được áp dụng trong một vài trường hợp nhất định.
Một vài chủ nuôi thích cho thú cưng ăn thêm ít đồ ăn hoặc vài mẩu vụn thừa. Đây cũng là một trong số những thú vui khi chúng ta nuôi chó.
Công thức để xác định năng lượng cần thiết cho chó ăn hàng ngày là: Nhu cầu năng lượng mỗi ngày (kcal) = 132 x (trọng lượng cơ thể cún tính theo kg) 0.75.
Một biện pháp để giúp chó béo phì giảm cân là đặt toàn bộ những thức ăn mà chó nhận được trong ngày vào một cái tô cùng những món ăn vặt. Khi chó ăn hết khẩu phần, bạn không cần phải cho chúng thêm nữa. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu để hạn chế chó bị béo phì.
Bạn phải là một huấn luyện viên nghiêm khắc
- Thường xuyên cho cún vận động: Lượng calo tập thể dục phải thấp, để đạt được mục tiêu giảm cân, cách tiêu thụ calo hiệu quả nhất là giảm cân.
- Kiểm soát chế độ dinh dưỡng của chó: ăn những thực phẩm ít chất béo, thực phẩm nhiều chất xơ, đồng thời giảm bớt số lượng, cho ăn nhiều bữa. Như vậy có thể làm mất nhiệt lượng, từ đó giảm bớt sự hợp thành chất béo.
- Giảm cân bằng cách ít ăn để đói: cơn đói sẽ không tạo ra tác dụng phụ. Có thể là cách đơn giản nhất. Theo dõi và ghi lại cân nặng của cún theo hàng tháng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y khi thấy cún cưng có dấu hiệu thừa cân.
Vận động rất quan trọng trong bất kì một liệu pháp giảm cân nào với chó béo phì. Hãy tìm cách để nâng độ dài quãng đường dắt chó đi dạo. Hãy tăng thêm những trò chơi nho nhỏ trong ngày để giúp những chú chó được dịp hoạt bát hơn.
Có một số dụng cụ vừa có thể giúp cho chó ăn, vừa buộc chúng phải “làm việc” để lấy được thức ăn. Không chỉ riêng gì các chú chó bị thừa cân, bạn có thể thực hiện những điều trên để tạo thêm niềm vui cho cún cưng nhà mình đấy. Kiên trì và nhẫn nại là yếu tố quan trọng trong mọi kế hoạch giảm cân, hãy bàn trước với các thành viên trong gia đình để cùng chung tay loại bỏ những kí lô thừa phiền toái kia.
3 cách giảm béo trên là phương pháp mỗi chủ nhân đều có thể làm được. Động vật gầy béo, không chỉ nhìn đẹp, còn có thể kéo dài sinh mạng. Yêu thương cún đúng cách là khi bạn cung cấp cho chúng một chế độ dinh dưỡng hàng ngày vừa đủ để duy trì sức khỏe, cũng như thường xuyên dành thời gian đưa chúng đi dạo. Thay vì cho cún ăn quá nhiều dẫn đến nhiều hệ quả xấu đến sức khỏe lâu dài của chúng. Điều mà thú cưng mong muốn là tình yêu và sự chăm sóc của bạn chứ không phải là những bữa ăn quá đầy đến mức thừa mứa.
Nguyên nhân chó béo phì và cách phòng ngừa
Danh Mục Tin Tức
Đặt Lịch Hẹn
Bài Viết Nổi Bật
Cách làm xe lăn cho chó mèo bị liệt176
November 1, 2020
Nền công nghiệp chăm sóc thú cưng non trẻ 175
November 1, 2020
Lái buôn nhập chó Trung Quốc về Việt Nam 174
November 1, 2020
T.10