Cơ bản cua giống chó lai sói ở Việt Nam
Giống chó lai sói ở Việt Nam hay là một giống chó cổ xưa, hình dáng bên ngoài không khác gì loài sói nhỏ ở Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, việc nuôi chó sói ở Việt Nam rất ít. Những đàn chó bản địa cũng vơi số lượng đi rất nhiều, ở mức độ đáng kể đã bị lai tạp khác giống. Chủ yếu, giống chó sói ở Việt Nam được tìm thấy nhiều tỉnh Thanh Hoá
Ngoại hình giống chó lai sói ở Việt Nam
Loài chó lai sói ở Việt Nam; có đặc điểm gì khác so với giống chó Tiệp Khắc lai sói. Hay có đặc điểm gì nổi bật hơn các giống chó lai sói như: chó Becgie lai sói, chó lai sói Husky… sau khi đã được lai tạo. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của chúng.
Chó lai sói ở Việt Nam có tầm vóc trung bình. Hình thể mặt cắt ngang hơi dài. Chúng có cấu trúc cơ thể nhẹ nhàng, rắn chắc. Kết cấu đầu, mình, các chi cân đối một cách tự nhiên.
Chúng rất hiếu động và liên tục thay đổi tư thế. Phần cổ, mông và tứ chi của chó sói Việt Nam không lúc nào giữ nguyên tư thế. Làm cho việc đánh giá bằng mắt gặp nhiều khó khăn. Giống chó lai sói ở Việt Nam thuộc loại chân cao, đầu to so với kích thước mình. Các chi hơi dài và đầu có vẻ to hơn so với thực tế.
Ở bất kỳ trạng thái nào, chó sói Viêt Nam cũng thể hiện khả năng giữ thăng bằng rất tốt. Thoạt nhìn, những đại diện của giống chó này hoàn toàn giống với loài sói. Kể cả về hình dáng bên ngoài, cũng như cách thức đi và chạy. Sự khác biệt giới tính của chó sói Viêt Nam lai thể hiện rõ. Con đực to lớn và mạnh mẽ hơn con cái rất nhiều.
Kích thước của giống chó lai sói ở Việt Nam
Trong các loại chó lai sói trên thế giới, giống chó lai sói ở Việt Nam có những kích thước và tiêu chuẩn tạm thời như sau:
- Chiều cao ở vai (cao trước): từ 50cm (con cái) đến 60cm (con đực).
- Trọng lượng: từ 16kg (những con chó cái bé và nhẹ) đến 26 kg.
- Tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài: 103cm – 108cm (chó cái có hình thể dài hơn, chó đực cân đối hơn).
- Tỷ lệ giữa chu vi vòng cổ chân trước và chiều cao vai (tỷ lệ xương): 15,5cm – 18,5cm (chu vi vòng cổ chân từ 8,5 đến 11cm, tuỳ theo giới tính và thể tạng).
- Chỉ số cao chân: 52cm – 55cm
- Chỉ số dài đầu: gần 40cm.
Đặc điểm của giống chó lai sói ở Việt Nam
Từ đầu tới cổ
Chó sói ở Việt Nam khi được lai tạo có đầu to, khoảng cách giữa hai bên gò má lớn (khoảng cách này bằng 1/2 chiều độ dài đầu), phần hộp sọ nổi rõ. Trán bằng phẳng hoặc hơi nhô, đường rãnh giữa trán chạy dài. Cơ hàm và thái dương lớn, phát triển mạnh. Phần gồ trên mắt lộ rõ.
Mắt của chó sói ở Viêt Nam có kích thước trung bình, nằm xiên chéo, dạng hạnh nhân. Mõm hình trụ, thẳng hoặc có phần bướu nơi chóp mũi. So với phần hộp sọ, mõm nhỏ, không dài lắm; (bằng 45% độ dài của đầu) và không mỏng, hơi nhọn.
Khi ta quan sát ở thiết diện ngang, đường sống mũi và trán của chó sói ở Việt Nam song song với nhau. Phần chuyển tiếp từ trán xuống mõm kéo dài, thuôn đều tự nhiên. Tai đứng, chắc chắn, kích thước trung bình.
Vành tai không dày, nơi rộng nhất bằng 1/4 chiều dài tính từ gốc tai. Vành tai thu hẹp dần lên phía trên tạo thành hình tam giác đều. Hai tai nằm xa nhau, rất linh hoạt. Trục giữa của vành tai hơi hướng sang hai bên, nhưng khi chó thể hiện sự tập trung chú ý, vành tai đứng thẳng, mặc dù gốc tai không xích lại gần nhau.
Đầu chóp mũi chó lai sói ở Việt Nam không lớn, màu đen. Môi, mép khô, mỏng, không chảy xệ. Hàm dưới mạnh mẽ, kết hợp hài hoà về chiều dài và chiều ngang với hàm trên. Các răng đứng sát nhau, chắc chắn, kích thước răng không nhỏ.
Hình dáng răng đầy đặn. Khi chó ngậm miệng, phần lớn hàm răng trên và dưới khép lại theo tư thế cắt kéo. Cũng có trường hợp chó sói ở Viêt Nam lai có hai hàng răng chồng khít lên nhau theo tư thế gọng kìm. Hoặc hàm răng hàm trên;thụt vào so với hàm;dưới một ít.
Từ dưới cổ tới đuôi
Phần cổ linh hoạt, không dư thừa mỡ, nhiều cơ, không nặng nề, không có yếm bò. Phần mông nhiều cơ. Phần lưng mềm mại, nhiều cơ, nhưng không rộng. Phần võng lưng không sâu.
Phần eo lưng thẳng hoặc hơi gồ, nhiều cơ và mềm mại. Ở con cái phần này; dài hơn rõ rệt so với con đực. Thắt lưng chỉ gập lại lớn nhất khi chó phi nhanh. Phần hông dài và rộng, được bao phủ bởi một lớp cơ dày.
Xương chậu nằm ở tư thế nghiêng. Mấu xương chậu nổi cao hơn xương sống, thông thường ẩn dưới lớp cơ, lớp mô dưới da, da và lông. Chỉ thấy mấu xương chậu ở những con chó gầy hoặc khi sờ nắn. Xương cùng chiếm khoảng 1/4 chiều dài ;hông và không gồ; lên so với ;xương chậu. Đuôi chó không dài .
Tuỳ theo tình trạng tâm lý của chó sói Việt Nam, đuôi có thể ở những tư thế rất khác nhau. Mẫu đuôi điển hình của chó sói Việt Nam nhất là hình thế thẳng. Một số hình kiếm đeo, lưỡi câu hoặc lưỡi liềm.
Khi quan sát chó sói Việt Nam từ phía trước sẽ thấy lồng ngực hẹp. Quan sát từ trên xuống lồng ngực rộng. Chiều sâu lồng ngực ở những con phát triển tốt, mạnh mẽ có thể đạt tới ngang khớp khuỷu chân trước. Tuỳ theo tư thế của chó.
Thông thường mép dưới lồng ngực cao hơn khớp khuỷu chân trước từ 1 – 4cm. Xương sườn cụt phát triển tốt. Bụng thon dài rõ rệt. Chi trước dài, chắc, không to, các khớp không u phồng và duỗi, gập hài hoà.
Các khớp
Khi chó lai sói ở Việt Nam đứng ở tư thế bình thường, quan sát từ phía trước thấy hai chi thẳng và lây đều. Đoạn từ khớp vai – bả vai đến bàn chân, hai chi song song và đứng gần nhau.
Khớp khuỷu chân trước gọn, hình dẹt. Khi quan sát từ bên sườn khớp này lớn. Góc cử động lớn nhất của khớp này là 1600. Cẳng chân trước thẳng, với lớp cơ chắc khoẻ, da mỏng và chắc.
Khớp cổ chân và xương bàn chân gọn gàng. Quan sát từ phía trước bàn chân tương đối rộng. Xương bả vai không dài, rất linh hoạt có thể dịch chuyển nhiều theo các hướng. Khi chó lai sói ở Việt Nam đứng ở tư thế bình thường, trục của xương bả vai tạo với đường nằm ngang một góc 600.
Xương vai được bao phủ một lớp cơ chắc, dày nhưng không lộ bắp cơ. Khi chó đứng ở tư thế bình thường, đường thẳng lối mỏm cùng vai và điểm giữa khớp khuỷu chân trước tạo với đường nằm ngang một góc từ 70 – 800.
Các chi
Khi nuôi chó sói ở Việt Nam đã được lai tạo sẽ có bàn chân thẳng, có độ dài trung bình. Khi chó đứng ở tư thế đứng bình thường bàn chân tạo với mặt đất một góc 60 – 700. Phần ngón chân ở chi trước và chi sau có hình ô-van. Các ngón dài và chụm. Móng chân có màu đen.
Chi sau dài và lộ rõ, nhưng không lộ rõ các điểm gấp của khớp. Quan sát từ phía sau, hai chân sau của chó thẳng và song song với nhau. Các khớp duỗi, gập tự nhiên. Tổng chiều dài chi sau (gồm đùi, gối, và gót chân) gần bằng 85% tổng chiều dài chi trước (gồm bả vai, vai, cẳng chân trước và bàn chân).
Khi chó đứng và chạy thường, tại “điểm tới hạn” (lúc này bàn chân trụ nằm ngay dưới khớp đùi – chậu). Góc gập của khớp kheo nhỏ hơn góc gập của khớp gối, còn đường thẳng tưởng định. Kéo dài theo trục xương ống chày cắt qua xương sống có cơ hoành.
Chó sói Việt Nam lai tạo thành công với chiếc đùi nở, cơ to chắc khoẻ. Khớp gối không to. Gối có lớp cơ chắc, to, nhưng không lộ bắp cơ. Gân Asin (gót) khoẻ và lộ rõ dưới lớp da mỏng. Khớp kheo chân sau không to, khi quan sát từ bên sườn khớp này có bản rộng. Xương gót chân khoẻ, dài, hợp với xương bàn chân thành một đường thẳng. Gót chân dài, thẳng, chắc.
Da và màu lông sau khi lai tạo
Chó sói Viêt Nam da mỏng, chắc, không có nếp gấp và những chỗ chảy xệ. Lông dày đặc, sợi lông không dài, thẳng có lớp lông tơ mịn. Phần bờm sau gáy có độ dài từ 2,5 đến 4cm, ở sườn từ 2 đến 3cm. Trên đầu và chân, lông ngắn. Không có những đám lông tạo vẻ trang điểm.
Màu lông chỉ có dạng đặc trưng như chó sói Việt Nam, không có đốm, vết, gam màu xám bạc đối nghịch với gam màu xám trắng ở phía dưới “như phần sau của chiếc mặt lạ”. Nếu gam màu xám vàng, thì phía dưới là màu nâu – vàng.
Những người nuôi chó sói ở Viêt Nam lai chấp nhận cả những cá thể thuộc dạng Khơromist. Những con có lông màu vàng – nâu với móng chân và chóp mũi màu nâu. Những con có sắc tố đen (những cá thể đen tuyền). Con đực có hai tinh hoàn phát triển và hoàn toàn nằm ở bìu.
Thể lực và vận động của giống chó lai sói
Giống chó sói Việt Nam khi lai tạo có cách thức vận động rất hiệu quả. Di chuyển rất uyển chuyển và không phí sức vì khả năng giữ thăng bằng tốt. Khi chạy bước dài, các chi tách khỏi mặt đất với độ cao nhỏ nhất.
Các bàn chân được đặt trên một đường thẳng. Khi chó phi, chạy, tốc độ cao, bước phi dài, không có cảm tưởng vội vã, hối hả. Cú nhảy vượt vật cản của chúng tỏ ra mềm mại, có tính toán và được thực hiện với lượng sức lực bỏ ra ít nhất.
Những chú chó sói Việt Nam thuộc giống này sử dụng bàn chân rất tốt khi tiếp xúc với những đồ vật khác nhau. Động tác của chúng chính xác, khéo léo. Không sợ độ cao, phối hợp động tác rất hoàn hảo.
Nhìn chung, nhiều người nuôi chó sói ở Việt Nam sau khi lai với chó nhà tạo ra sự kết hợp hài hoà sức mạnh, khéo léo, uyển chuyển, nhanh nhẹn và dẻo dai. Chúng có khả năng chịu đựng thời tiết nóng bức, nhu cầu về sử dụng thức ăn cho chó và nước uống không nhiều.
Tính cách của chó sói ở Việt Nam sau khi lai tạo
Những con chó lai sói ở Việt Nam còn sót lại có sự phân loại rất khác nhau ở hệ thần kinh trung ương. Một số con khi tiếp xúc tỏ ra ghi ngại, tính hiền. Một số khác thì nhiệt tình và cũng có những con bình tĩnh. Tuy nhiên tất cả các con chó thuộc giống này không bị mất tập trung, có trí nhớ tốt, tốc độ phản ứng nhanh.
Việc nuôi chó sói ở Việt Nam và huấn luyện chó cần bắt đầu từ độ tuổi rất sớm. Các cơ quan thị giác, thính giác và khứu giác phát triển rất tốt. Sở trường của chúng tìm kiếm, đặc biệt là truy vết. Chó bị bệnh rất ít.
Lỗi thường gặp khi nuôi chó sói ở Việt Nam lai với chó nhà
- Con đực không có 1 hoặc cả 2 tinh hoàn.
- Thiếu 4 răng trở lên từ khi sinh ra.
- Có màu lông, móng chân và chóp mũi khác với những gì đã mô tả trong các tiêu chuẩn. Hoặc như có đốm trắng hoặc khoang vết trên bộ lông.
- Màu mắt không giống với tiêu chuẩn.
- Bất kỳ kiểu lông nào không giống với tiêu chuẩn.
- Tai không chắc chắn, nửa đứng hoặc rủ (một bên hoặc cả hai bên), nếu không phải là do chấn thương.
- Đuôi có độ dài chạm tới kheo, ngắn quá hoặc cộc đuôi từ khi sinh ra.
- Chân thấp, bụng sát đất hoặc hình dáng cơ thể nặng nề.
- Những đặc điểm của chó sói Việt Nam lai khác với thể tạng đã trình bày trong tiêu chuẩn.
Nuôi chó sói ở Việt Nam khó hay dễ?
Nuôi chó sói ở Việt Nam sau khi lai tạo không hề dễ. Trước tiên để có 1 chú chó sói lai, thì 1 chú chó nhà phải giao phối với một con sói xám, sói gỗ phương đông, hoặc sói Etiopia. Chó sói ở Việt Nam phổ biến nhất là chó sói rừng, sói đỏ hay sói lửa. Chó sói lai có tính cách ngoan hiền dễ bảo và bớt hoang dã hơn. Tuy nhiên bản tính dữ dằn, khó tiếp xúc vẫn rất mạnh mẽ.
Chính vì thế, việc nuôi chó sói ở Việt Nam cần phải có phương pháp huấn luyện ngay từ nhỏ. Rèn dũa tính cách của chúng trở nên thuần hơn, thân thiện hơn. Những chú chó này vẫn có nguy cơ săn mồi vô cùng tiềm ẩn. Chúng sẵn sàng là mối nguy cho bất cứ một người chơi chó cảnh nào.
Bởi vậy, người nuôi chó sói ở Viêt Nam kể cả sau khi đã lai tạo và huấn luyện cần nắm được những đặc điểm này của chúng. Từ đó, có cách kiểm soát hành vi và có cách dạy bảo chó lai sói phù hợp.
Những lưu ý khi nuôi chó sói ở Việt Nam
Đối với những người nuôi chó sói ở Việt Nam cần thường xuyên kiểm tra tập tính tự vệ của chó. Có thể kiểm tra tại nhà hoặc tại trại nuôi. Đặc biệt là những chú chó lai sói trưởng thành. Các chú chó chó trưởng thành đều đã được nuôi dưỡng, giáo dục trong điều kiện các tiêu chuẩn. Bị kìm hãm hình thành và phát triển.
Hãy đảm bảo bạn có thể kiểm soát được chúng trong mọi trường hợp. Nhiều người nuôi chó sói ở Viêt Nam sau khi lai với chó nhà để trở thành chó bảo vệ và chó nghiệp vụ. Điều này có thể thành hiện thực nếu như chúng có đội ngũ huấn luyện viên đào tạo cơ bản, thành thục.
Facebook:
Cơ bản cua giống chó lai sói ở Việt Nam
Danh Mục Tin Tức
Đặt Lịch Hẹn
Bài Viết Nổi Bật
Cách làm xe lăn cho chó mèo bị liệt176
November 1, 2020
Nền công nghiệp chăm sóc thú cưng non trẻ 175
November 1, 2020
Lái buôn nhập chó Trung Quốc về Việt Nam 174
November 1, 2020
T.10